Hàng nghìn lượt du khách về tham dự Lễ hội Xuân Canh Tý tại Tổ đình chùa Keo Thái Bình

51548885_631086053978819_7383980909986316288_n
Không gian Tổ đình chùa Keo vào Lễ hội mùa Thu

Sáng ngày 29/1/2020 (nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng năm Canh Tý), Lễ hội Xuân 2020 tại Tổ đình chùa Keo Thái Bình đã được khai mạc. Hàng ngàn du khách thập phương đã trở về tham dự lễ hội nhằm cầu nguyện một năm mới an lành, hạnh phúc đồng thời còn có cơ hội chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo hơn 400 năm tuổi. 

Trong tiết trời đầu xuân thiêng liêng, đông đảo tín đồ, Phật tử, du khách thập phương và nhân dân địa phương đã có mặt tại Tổ đình chùa Keo để tham gia lễ hội, tìm hiểu kiến trúc, văn hóa và tham quan vãn cảnh chùa. 

Với gần 400 năm tồn tại, trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, Tổ đình chùa Keo hiện là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo với 17 công trình, 128 gian, trong đó gác chuông 3 tầng của Tổ đình chùa Keo được đánh giá là kiệt tác trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Hiện nay, Tổ đình chùa Keo đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt và là điểm du lịch quốc gia; Lễ hội chùa Keo được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia.

Hàng năm, chùa Keo mở hội 2 lần vào mùa xuân và mùa thu nhằm tưởng nhớ đến Đức Thánh Dương Không Lộ – một nhà tu hành đắc đạo, có chí lớn, từng chữa bệnh cho vua và được phong làm Quốc sư.

Lễ khai chỉ
Lễ khai chỉ

Đại đức Thích Thanh Quang – Phó trưởng ban quản lý di tích, trụ trì Tổ đình chùa Keo cũng chia sẻ trong bài phát biểu: “thể theo lịch sử truyền thống quê hương lâu đời cùng trách nhiệm phải gìn giữ, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị của di tích lịch sử Tổ đình chùa Keo Thái Bình; đồng thời đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, nhu cầu chiêm bái, thưởng ngoạn những nét đẹp văn hóa, nét đẹp kiến trúc tại quê hương Thái Bình của đông đảo du khách; BTC chúng tôi long trọng tổ chức Lễ Khai Hội Xuân Canh Tý tại Tổ đình chùa Keo Thái Bình.

Lễ hội sẽ được diễn ra với các nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ Thiền Sư Dương Không Lộ – người đã có công với nước thông qua các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian mang đặc trưng lối sống của vùng dân cư ven sông với màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ, như: chạy giải lấy nước, kéo lửa thổi cơm thi, bắt vịt dưới hồ, … hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo sự quan tâm, tham gia của du khách trên mọi miền đất nước.”

Hội thi nấu cơm

Năm nay, ngoài việc tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, Ban tổ chức cũng tăng cường công tác an ninh, quản lý, kiểm soát các hoạt động tổ chức lễ hội và tổ chức phân luồng giao thông nhằm tạo không khí an toàn, vui tươi, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tìm hiểu, tham quan, du lịch và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc của nhân dân từ đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của quê hương.

Hội thi nấu cơm

Ban thông tin truyền thông Tổ đình chùa Keo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn