Nguồn gốc, ý nghĩa sâu sắc của lễ Vu lan báo hiếu không phải ai cũng biết

nguon-goc-y-nghi-vu-lan-1

Ngày lễ Vu lan báo hiếu không chỉ là ngày dành riêng cho những người Phật tử, mà đây còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho hai đấng sinh thành.

Lễ Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ truyền thống được xem trọng nhất của Phật giáo. Suốt mấy nghìn năm qua truyền thống ấy vẫn được kế thừa và phát huy một cách có ý nghĩa. Quan niệm về ngày Báo hiếu đã đi sâu vào tâm trí mỗi người. Là người Phật tử thì phải hiếu thuận, là người hiếu thuận phải thường nghĩ tới công ơn cha mẹ và tìm cách báo hiếu cha mẹ. Đó là một việc làm đúng đắn, một hành động hợp lý trong nghĩa cử tri ân và báo ân. Trong Kinh, Đức Phật dạy rằng: “Gặp thời không có Phật, thờ cha mẹ chính là thờ Phật”.

Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu

Theo kinh Vu Lan, Đức Mục Kiền Liên khi tu hành chứng được sáu phép thần thông. Ngài chạnh lòng nghĩ đến thâm ân cha mẹ bèn dùng thiên nhãn quan sát khắp trong lục đạo, thấy mẹ của mình (Bà Thanh Đề) sinh vào trong cảnh địa ngục ngã quỷ – đội máu, ngồi chông, da bọc lấy xương, đói khổ vô cùng. Đức Mục Kiền Liên tìm cách cứu độ, Ngài liền vội đến mang cơm dâng mẹ, nhưng cơm vừa đến miệng thì bỗng hóa ra than lửa đỏ hồng nên không ăn được. Ngài trở về bạch Phật, Phật dạy: “Mẹ con tội lỗi sâu dầy không phải sức mình con mà cứu độ được, con tuy hiếu thuận cảm động trời đất nhưng tất cả Trời, Đất, Quỷ, Thần, ngoại đạo, Đạo sĩ, tà ma đều không cứu được; phải nhờ uy lực của mười phương Tam Bảo. Ngày rằm tháng bảy, ngày Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng tán hạ, đem đức lành chú nguyện chúng sinh, con nên thành kính cúng dường Tam Bảo thì mẹ con mới được giải thoát”. Đức Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, thiết lễ Vu Lan cúng dường mười phương Đại Đức chúng Tăng – hồi hướng công đức cho cha mẹ và các thân bằng quyến thuộc cùng hết thảy chúng sinh. Nhờ đó, tất cả đều được thoát khỏi địa ngục, sinh về cõi cực lạc, hưởng quả yên vui. Đức Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng hãy thực hiện theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

nguon-goc-y-nghia-vu-lan-2

Nguồn gốc và ý nghĩa bông hồng cài áo

Mỗi độ khi mùa Vu lan tới, bạn sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.

Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư -Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo. Bông hồng màu đỏ dành cho những người may mắn còn cha mẹ trên đời. Bông hồng màu hồng dành cho những người còn mẹ mất cha hay còn cha nhưng mất mẹ. Bông hồng màu trắng dành cho những người kém may mắn khi không may đã mất cha, mất mẹ.

nguon-goc-y-nghia-vu-lan-3Ý nghĩa nhân văn của ngày lễ Vu lan báo hiếu

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”.nguon-goc-y-nghia-vu-lan-3Với những ý nghĩa thiêng liêng đó, Đại lễ Vu Lan và nghi thức cài hoa hồng đã trở thành lễ hội truyền thống trong văn hóa Phật giáo, góp phần duy trì tinh thần hiếu đạo trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

BTTT

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn