Như thế với họ có hai giả thuyết sẽ xảy ra: Một chết là hết, là mất hẳn và hai là sống tốt, làm tốt hay sống ác làm ác thì chết cũng như nhau, chỉ có một thước vuông dưới đất lạnh.
Khi còn trẻ tôi cũng như các bạn rất yêu thích những bài hát của Trịnh Công Sơn, thỉnh thoảng lúc ngồi học hay khi đi chơi hay ngao du cùng bạn bè nơi các công viên lại nghêu ngao vài câu hát của anh. Tôi thường thây nhiều người cũng có tâm trạng giống mình và nay nhiều bạn trẻ cũng làm như vậy. Tìm hiểu mãi giờ mới biết rằng những bài hát của Trịnh Công Sơn đã thấm nhuần các triết lý, giáo lý cao siêu nhưng lại rất gần gũi của đạo Phật.Nhiều người thường nói chết là hết hay tốt hay xấu rồi cũng chết như nhau. Họ thường nhắc câu ca dao của dân gian khi xưa không biết về nhân quả khi nói rằng:
Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng.
Lại có mấy vị sống gấp, buông thả thì nẩy câu Kiều để tự an ủi mình:
Như thế với họ có hai giả thuyết sẽ xảy ra: Một chết là hết, là mất hẳn và hai là sống tốt, làm tốt hay sống ác làm ác thì chết cũng như nhau, chỉ có một thước vuông dưới đất lạnh.
Vì những suy nghĩ sai lầm như thế mà họ sống gấp gáp coi cuộc đời ngắn ngủi tội gì mà không sống cho hết mình, cho đã để hưởng hết mọi thứ trên đời. Thậm chí họ dám làm tất cả không chừa một điều gì. Nào là vùi đầu trong rượu, trong xì-ke ma túy, trong gái gọi chân ngắn, chân dài, ở các hộp đêm đèn vàng nhợt nhạt hay ở các quán Caraoke cho ddeenss lúc rã rời thân xác. Nhưng thực ra cuộc sống không phải là như họ đã nghĩ.
Trịnh Công Sơn khi còn là một sinh viên trẻ hay khi đã là một thanh niên phơi phới anh đã thâm nhập vào giáo lý Kinh điển mà viết lên lời này:
Dọi suốt trăm năm một cõi đi về…
Chẳng những tiếng hát, nốt nhạc của anh say xưa đi vào lòng người mà chính triết lý đầy trí tuệ đó có đầy sức thuyết phục lôi cuốn.
Vậy “Trên đôi vai ta hai vòng Nhật, Nguyệt” đó là nói đạo lý gì? Chúng ta khi tụng Kinh Dược Sư hay trong giáo lý Kinh điển Phật mới biết trên hai vai mỗi người chúng ta đều luôn có hai vị Đại Bồ-Tát là: Nhật-Quang Biến-Chiếu Bồ-Tát và Nguyệt Quang Biến-Chiếu Bồ-Tát chứng giám. Các Ngài luôn chứng kiến, ghi lại tất cả những gì chúng ta đã và đang làm. Bên cạnh đó mỗi con người còn có tâm Phật của chính mình quán xét, nên gọi đó là “tòa-án lương tâm’’, ngoài ra còn có Trời, Phật, Bồ-Tát, Thần, Thánh, Thổ công, Thổ-địa, Thổ thần v.v… chứng giám. Có điều các Ngài nhìn rõ ta, còn ta không nhìn thấy các vị mà thôi. Vì con người nhìn đời bằng mắt thịt, tức là nhục-nhãn nên tầm nhìn bị vô-minh che khuất. Ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý mọi lời nói, ý nghĩ, mọi hành động của chúng ta các Ngài đều thấu tỏ hết mà người đời gọi đó là tòa án lương-tâm. Người đời không hiểu gọi đó là Quỷ Thần đôi vai. Tất cả những gì chúng ta làm tốt hay xấu đều được các Ngài ghi lại hết không sót một ly. Đấy là chưa kể thế gian này có vị Thần-Câu-Sinh, Chủ Mạng Quỷ-Vương là sứ giả giúp ngài Đại Tạng Bồ-Tát nơi U-minh giới, là vị giúp việc của Diêm-La-Vương. Người theo các đạo khác gọi đó là Thần Lưỡi-Hái hay Thần Chết. Vị này luôn theo sát mỗi chúng ta như hình với bóng, chỉ có điều chúng ta không nhìn thấy vị mà thôi vì chung ta nhìn đời bằng mắt thịt, tức là nhục nhãn. Còn hễ khi vị này xuất hiện ta đã nhìn thấy thì tức là mạng sống của chúng ta đã hết, đã là lúc sẽ phải theo vị này mà đi vào trong Địa-ngục để Diêm-La phán xét.
Nhiều người khi nghe nói đến khi chết phải qua Địa-ngục họ giật nẩy người không tin. Vậy mời các bạn hãy cùng nghe lời dạy của chính ngài Đại-Tạng vị giáo chủ U-Minh giới khi thuyết giảng cho thanh Mẫu Ma-da (mẹ của đức Phật) điều này qua Kinh Đại-Tạng Bổn Nguyện:
“Bấy giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ-Tát thưa Thánh Mẫu rằng:
-Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm-Phù-Đề như dưới đây: Như có chúng sinh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô-Gián địa-ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mà ra khỏi được. Như có chúng sinh nào có lòng ác, làm thân Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam-Bảo, chẳng kính Kinh-điển, cũng phải đọa vào Vô-Gián địa-ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.
Hoặc có chúng sinh xâm tổn của thường trụ, ô phạm tăng, ni, hoặc tư tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết, hoặc hại. Những chúng sinh đó phải đọa vào Vô-Gián địa-ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được. Như có chúng sinh giả làm thầy Sa-Môn, kỳ thật tâm chẳng phải Sa-Môn, lạm dụng của Thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng Bạch-y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô-Gián địa-ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào mong ra khỏi được.
Hoặc có chúng-sanh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống, y phục vân vân của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được”. Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa rằng: “Thánh Mẫu! Nếu có chúng-sanh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được”. Bà Ma Da Phu Nhơn lại bạch cùng Địa-Tạng Bồ-tát: “Thế nào gọi là Vô Gián địa ngục?” Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa rằng: “Thánh Mẫu! Bao nhiêu địa ngục ở trong núi Thiết-Vi, lớn có 18 chỗ, thứ kế đó 500 chỗ, danh hiệu đều riêng khác nhau, thứ kế lại có nghìn trăm danh hiệu cũng đều riêng khác nhau. Nói về địa ngục Vô- Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.
Riêng có một sở ngục tên là Vô-Gián. Ngục này châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia. Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.
Lại những người tội chịu đủ sự khổ sở: Trăm nghìn quỉ Dạ-Xoa cùng với loài ác quỷ, răng nanh bén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.
Lại có quỷ Dạ-Xoa khác cầm chỉa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng. Rồi dồi lên trên không, lấy chỉa hứng lấy để lại trên giường.
Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội. Lại có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cày bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết, muôn lần sống lại. Do vì tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được. Lúc thế-giới này hư hoại thời sinh nhờ qua địa ngục ở thế-giới khác. Lúc thế-giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cũng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế-giới nầy thành xong thời sinh trở về thế-giới này.
Những sự tội báo trong ngục Vô-Gián như thế đó! Lại địa-ngục đó do có năm điều nghiệp cảm, nên gọi là Vô-Gián. Năm điều đó là những gì?
1. Tội nhân trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô-Gián.
2. Một người tội thân đầy chật cả ngục, nhiều người tội mỗi mỗi thân cũng đều đầy chật cả ngục, nên gọi là Vô-Gián.
3. Những khí cụ để hành hình tội nhơn như chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền đầu, nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô-Gián.
4. Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỉ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ, nên gọi là Vô-Gián.
5. Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng khoảng một niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sinh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô-Gián.
Ngài Địa-Tạng Bồ-Tát thưa Thánh Mẫu rằng:
– Nói sơ lược về địa ngục Vô Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa-ngục đó, dầu đến suốt một kiếp cũng không thể nào nói cho hết được”.
Bà Ma-Da Phu Nhân nghe Ngài Địa-Tạng Bồ-Tát nói xong, không xiết lo rầu. Bà chắp tay đảnh lễ Bồ-Tát mà lui ra.”
Các bạn thân mến!
Trong giáo lý nhà Phật đã nói rõ Nếu khi sống không làm điều ác như: 1, Sát sinh; 2, Trộm cắp; 3, Tà-dâm; 4, Uống rượu ( kể cả dùng các loại ma-túy); 5, Nói dối, thì gọi đó là Hiền-Nhân, sẽ không bị đọa vào Tam-đồ khổ, đó là: 1, Đọa nơi địa-ngục; 2, Làm loài ngạ-quỷ (tức là loài quỷ-đói ); 3, Đầu thai làm loài súc-sinh. Người như thế sẽ được trở lại làm người được đầu thai vào một đời sống khác tùy theo phước đức khi xưa sống đã làm mà được sinh vào gia đình giầu có, quyền quý hay sinh vào gia đình nghèo khó, không có sự nghiệp v.v…
Nếu làm việc công-đức như in ấn Kinh-điển, giúp đỡ người nghèo, cúng-dường sửa chữa Chùa bị hư hoại v.v… thực hiện 10 điều lành là:
1. Không sát sinh: không sát hại tất cả chúng sinh mà còn tu pháp phóng sinh.
2. Không trộm cắp: không trộm cắp tài vật của người khác mà còn làm việc bố thí giúp đỡ người nghèo khổ.
3. Không tà-hạnh, tà-dâm: không tà hạnh mà còn làm thanh-tịnh phạm hạnh.
4. Không vọng-ngữ: không nói dối với người mà còn nói lời chân thật.
5. Không nói lưỡi đôi chiều: không ở bên này nói xấu bên kia, ở bên kia nói xấu bên này, sinh mâu thuẫn trong lòng người khiến phát sinh xung đột và đấu tranh, mà sẽ luôn biết nói lời hòa hợp lợi ích.
6. Không nói lời hung ác: không nói lời thô bạo, độc ác hay sỉ-nhục người khác mà còn nói lời nhu nhuyến nhẹ nhàng-ái ngữ.
7. Không ỷ-ngữ: không vì quyền lợi riêng mình mà nói hoa mỹ hoặc dùng lý lẽ ngụy biện bóp méo sự thực.
8. Không tham-dục: không tham trước tình dục trần cảnh, nuôi lớn tâm thanh-tịnh phạm hạnh.
9. Không sân-hận: không phẫn nộ, oán giận người mà luôn luôn hiền-từ, nhẫn-nại.
10. Không tà-kiến: không nên bảo thủ, chấp-trước mà luôn luôn tu tập chánh-kiến.
Người như thế gọi là Thánh-nhân, khi lâm-chung sẽ sinh lên Trời làm loài Tiên, Thánh; Nếu người đó tu hành giữ giới, lại làm điều công-đức như in ấn Kinh-điển, hộ trì Phật-pháp, giúp đỡ người nghèo, cúng-dường sửa chữa Chùa bị hư hoại, v.v… lợi ích cho mọi người thì sẽ thành Bồ-Tát, thành Phật.
Các bạn thân mến!
Nhưng cái khổ là ở chỗ ở đời chúng ta làm điều tốt thì ít mà cái xấu thì quá nhiều, quá nhiều! Chỉ mới nói riêng một vấn đề ăn uống hàng ngày cũng đã ngập tội. Miếng ăn hàng ngày chúng ta đã lấy đi bao nhiêu sinh mạng kẻ khác. Như một mớ tép, một đĩa nhộng tằm cho bữa cơm đã có hàng trăm, hàng ngàn sinh mạng phải chết đau đớn, họ đã bị rang nấu, phải quằn quại trên ngọn lửa hay trong nồi nước sôi cùng một lúc để làm mồi cho ta.
Con gà kia đang giang cánh ôm ấp, sống bên đàn gà con yêu quý của nó, thế mà chỉ trong nháy mắt nó phải chết giãy giụa đau đớn, lìa đàn con để làm mồi nhậu cho bao người. Cho nên mối thù như vậy, tội ác như thế, nghiệp báo nặng nề như thế sao thể phủi tay được? Tất cả những gì ta nói, ta làm, ta nghĩ, ta gây ra đều là nguyên nhân gây ra quả báo ở đời này hay đời sau.
Như đã nói, vay tiền trả tiền, vay mạng đền mạng, vay gì trả đó, nên nói: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt? Và cuối cùng thì thân con người nhỏ bé như những hạt bụi, như những hạt mưa nhỏ ly ti, như hạy sương trên ngọn cỏ hễ nắng lên là tan biến, mọi cái trở về với cội nguồn sinh ra nó và bị chi phối bởi, cuốn hút bởi nghiệp-lực mà chính ta đã gây ra, nó dẫn đi vào các cảnh giới khác nhau mà ta không thể cưỡng lại được khiến con người cứ quanh quẩn trong vòng sinh tử luân hồi tưởng như không bao giờ dứt, Cho nên Trịnh Công Sơn đã thốt lên những lời, những câu:
Cứ tạo tội, cứ bị đầy dọa trong sinh-tử luân hồi không dứt, sinh sinh, tử tử thì đúng là” còn mãi ra đi” và câu hỏi là: đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt? Tất cả là do chính ta quyết định lấy và có Trời Phật, Bồ-Tát, quỷ Thần chứng giám, có hai vị Bồ-Tát Nhật Quang, Nguyệt Quang minh chứng. Vì thế, không phải chết rồi là hết, ai chết cũng giống nhau hay muốn đi đâu thì đi mà là theo nghiệp mà đi. Đúng là: ” Dọi suốt trăm năm một cõi đi về…”. Cõi đi về đó chỉ có chính nghiệp của chúng ta tạo ra quyết định nó. Nó có thể được về với Phật A-Di-Đà trên Tây phương Cực-Lạc hay được sinh về các cõi tầng trời làm bạn với Tiên Thánh hoặc đầu thai trở lại làm người. Nhưng cõi đó có thể là phải đọa vào Địa-ngục tăm tối hay phải đầu thai làm loài Quỷ đói, hoặc làm loài Súc-sinh.
Như Trịnh Công Sơn đã nói một cách xót xa:
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà?
Ta sao cưỡng lại được nghiệp-lực? Ta làm sao có thể tự ý muốn sinh về đâu có thể về đó theo ý mình khi mà đã tạo ra báo nghiệp-báo xấu? Nên nói: “chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà ” là đạo-lý này.
Và những gì ta cho là ngọt ngào, là hương thơm mật ngọt để tháng ngày ta tự lấy đó để dối lừa mình, dối gạt người. Tai ta thường hay thích những lời ca tụng, tâng bốc, không muốn nghe lời ngay thật, có thể đôi khi gai góc của bạn trung-lương, hay lời vàng thước ngọc của các Thiện-tri-thức chỉ bảo mình?
Than ôi! những lời mật ngọt đó chính là thuốc độc đưa dẫn ta vào chỗ chết. Đúng như tác-giả đã nói lên cái giá ta phải trả, cái nghiệp báo dẫn ta đi:
Từng lời bể sông, nghe ra từ độ, suối khe.
Đúng tất cả những cái xấu, những nghiệp ác ta đã làm từ nhỏ đến lớn như trăm con sông đổ vào biển-nghiệp lớn, đều đưa ta đến cái chết, cái giá phải trả hôm nay.
“Từng lời tà-dương là lời mộ đạo” và chúng ta nếu không giác-ngộ, không phản tỉnh thì cửa địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh ba đường ác này sẽ là chốn họ phải đến. Người không giác ngộ chẳng thể biết hồi đầu về nguồn, thì mãi chẳng biết nơi đâu mình sẽ đến, như Trịnh Công Sơn nói: “chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà”?
Chúng ta đã thấy ở đời có gia đình vợ biết học giáo lý Kinh điển khuyên can chồng nên cùng tu hành mà chồng đâu có nghe, vẫn để ngoài tai. Hay có gia đình thì lại ngược lại, chồng ngày ngày đến chùa hay Làng-Phổ-Đà, đến các Đạo-Tràng tụng Kinh, niệm Phật làm các công đức lành thì vợ lại đến quây quần bên các bạn nói chuyện trần gian trên trời dưới biển, lại thích buôn dưa lê, quần quần áo áo, xanh xanh đỏ đỏ cho chồng là hâm hấp chẳng chịu cùng tu. Vì thế, khi vô-thường đến ân hận thì đã quá muộn, vợ chồng có thương nhau cũng chẳng thể biết làm gì, thật là thảm thương vô cùng tận.
Người đời thích nghe lời ngọt ngào tâng bốc, thích khen hơn là chê cho dù lời nói đó là đúng sự thật. Thói đời ta đứng trước các quyết định quan trọng, được những người bạn tốt, người thân trung lương góp ý, nói lời ngay thẳng thì đâu có để vào tâm? Nhiều khi bạn khuyên can ta đừng làm điều sai trái, họ chẳng những không nghe lại còn giận hờn, còn căm ghét, thậm chí vô ơn, còn đem lòng thù ghét họ. Tai thường vẫn muốn nghe những lời dỗ ngọt, lời khen nịnh vô cớ, lời xúi bẩy tai hại và rồi ta đã bước đi vào tội lỗi, làm việc sai quấy, việc hại cho người, hại cho cho xã hội lúc nào không biết, tích nhỏ thành lớn, khi hậu quả xảy ra rồi phải đứng trước tòa án, bị vào vòng lao lý, tù tội, lúc đó ân-hận cũng đã muộn mằn! Tù trên nhân-gian chưa hết, còn phải xuống địa-ngục chịu quả báo tiếp mới là khổ đau hơn gấp trăm ngàn lần.
Khi xưa, vua chúa nghi-ngờ các bậc trung thần, cũng chỉ vì nghe lời xu-nịnh của quần thần gian-ngoa mà sát hại người trung-lương, bỏ ngục, giết hại bao tướng giỏi trung thành vào sinh ra tử với mình. Vì thế, đến khi giặc kia tràn tới, những kẻ hôm qua luôn bên cạnh tấu bợ, nịnh hót nay bỏ đi hết, nên sa cơ mà bị giặc giết, tan cả cơ-đồ. Phút chốc cơ nghiệp dựng xây bao năm tan biến. Đúng như vậy! Nhạc sỹ Trịnh-Công-Sơn đã viết rất chí lý: “Từng lời tà-dương là lời mộ-đạo, từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe”.
Các bạn là những người có học vấn cao có thể tự mình quán xét, chúng ta thử xem hạt cỏ khi gieo xuống thì cho ta cỏ; Hạt thóc ta gieo xuống thì cho ta bông lúa vàng; Hạt ớt gieo xuống thì ta ắt phải hái ớt cay và ta gieo hạt hồng thì cho trái hồng ngọt. Như thế ta gieo nhân gì thì hái quả đó?
Cho nên Kinh Phật dạy: “ Ta gieo nhân gì thì hái quả đó, nhân sao quả vậy tơ hào không sai”, làm tốt hưởng phúc, làm ác phải gặp quả báo ác. Nhân quả rõ ràng như vậy mà nhiều người vẫn không tự thấy, chẳng tựa vào Kinh-điển giáo lý của Phật để tự lắng nghe, tự học, tự hành. Đó có phải thật là uổng phí cả một đời người không? Cũng tương tự như vậy, ta vay nợ ai tiền thì phải trả tiền, vay vàng trả vàng, vay mạng ắt phải trả mạng. Nên khi ta lâm-chung thì người đến trước tiên gặp ta chính là các chủ nợ này đến mà đòi nợ, làm sao mà thoát nổi? Đây mới là điều khổ tâm nhất của mỗi người chúng ta.
Khi sống nhân-gian, người ta có thể dùng quyền-uy, tiền của để mua quan, chạy tội, nhưng khi xuống Âm-phủ, đứng trước Diêm-La-Vương thì chạy sao đây? Vì luật-pháp nhà trời là Thiên-lý.
Thiênlý là gì? Thiên-lý có nghĩa là pháp-luật không phân biệt kẻ thân hay người sơ, kể cả chồng, hay con, bố mẹ hay anh em, hay người không quen biết, hễ có tội đều phải chịu tội như nhau, nếu có công thưởng công, đúng người đúng tội. Tất cả những cái ta làm lúc này được Diêm-La phơi bày rõ ràng làm sao chối cãi? Bánh xe thời-gian sẽ mở lại cho ta thấy, đó là những hình ảnh sống động mà các vị như Nhật-Quang Bồ-Tát, Nguyệt-Quang Bồ-Tát, Thần, Thánh, Thổ-thần, Thổ-địa, Táo- quân v.v…đã quay phim, ghi chép lại, là bằng chứng sống tố cáo chúng ta. Người trần-gian chúng ta còn ghi phim hôm nay để cho muôn đời , huống là Trời, Phật?
Cho nên nhạc sỹ Trịnh Công-Sơn đã kết lại lời là:
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Lưới trời lồng lộng chẳng thể thoát được! Chúng ta đã thấy nhiều người chỉ vì lòng tham lam không biết đủ, có nhà cửa khang trang đẹp đẽ rồi nhưng thấy người khác có ngôi biệt-thự lớn hơn đẹp hơn thì sinh lòng ganh đua, muốn mình cũng phải có ngôi biệt-thự to lớn hơn họ, muốn có chiếc ô-tô sang trọng nhiều tiền hơn. Những tham vọng vượt quá khả năng của chính mình có, bao giờ cũng khiến cho con người ta quay cuồng trong phiền-não, quên ăn, bỏ ngủ và dẫn đến hậu quả tai hại là tìm mọi kế sách để đạt được điều này. Nào là nếu có chút quyền chức thì tìm kế ăn hối-lộ hay lấy công quỹ nhà nước khi bị lộ tẩy thì chẳng những uy-tín, danh dự, bị mất mà nhà cửa thì bị tịch biên, thân phải chịu tù đầy. Vì thế, đạo Phật dạy chúng ta: Phải luôn biết đủ, phải biết thỏa mãn với những gì mình có. Như vậy luôn được an-nhiên, tự-tại, chẳng bao giờ tạo nghiệp ác.
Chúng ta thử suy xét kỹ mà xem, giả sử anh lại thủ-xảo dùng tiền của, hay uy-thế, cậy quen biết hối lộ, để chạy chọt mong thoát tội. Anh có lọt luới nhân-gian thì mai sau cũng chẳng lọt lưới trời lồng lộng? Chết tất cả những gì anh lao vào tạo nghiệp ác mà có, nay đều vứt bỏ lại, trong khi một mình phải chịu tội, chẳng thể phủi tay, hối thì đã quá muộn!
Vì chút sân-hận với người xung quanh, nhiều khi con người ta đã tự tay đốt đi cả một rừng công đức mình đã làm ra. Chỉ một phút cãi vã nhau vì những điều không đáng mà nhiều người xô xát bất-hòa, rồi khi lửa sân-hận lên cao đến mức họ đem dao búa,chém nhau thì hậu quả là kẻ mất mạng, kẻ kia phải ngồi tù.
Nhiều gia đình bao năm vợ chồng hạnh phúc bên nhau, nay chỉ vì lòng si-mê một bóng hồng, ham thích một kẻ lạ mới gặp, vì mới nới cũ, mà nhiều người vợ, hay chồng phụ lòng nhau, lừa dối nhau để đi theo cái bóng đó và cuối cùng con cái luôn là nạn-nhân của các cuộc trăng hoa đó. Những chuyện ngoại-tình như vậy bao giờ cũng kết cục là thảm thương, là tan nát. Những việc là đó khác nào như người ta tự lấy búa tự đập đổ vỡ ngôi nhà hạnh-phúc của mình và của người khác?
Ngay các vị vua chúa xưa vì sắc đẹp mà phát động cuộc chiến tranh, đem quân sang chinh phạt, chiếm đoạt gái đẹp về làm tỳ-thiếp của mình và kết cục là có biết bao nhiêu lính tráng vô tội của cả hai bên bị tử-trận, đôi khi chính vị vua chúa kia cũng bị chết trên ngọn gươm, lưỡi giáo của kẻ thù một cách đau đớn, nhục nhã, hoặc có chiến thắng thì tội cũng chất cao như núi, kết cục khi lâm-chung phải đọa vào Địa-ngục A-tỳ như không có ngày ra.
Cho nên nói, Si-mê cũng là một tác nhân giống như lòng Tham-lam, Sân-hận là ba độc đưa con người vào vòng sinh-tử luân-hồi không dứt. Nếu diệt trừ được nó thì con người sẽ được giải-thoát. Đạo Phật chính là giúp chúng ta giác-ngộ, nhận biết điều đó để tu tâm, dưỡng tính, diệt trừ ba độc đó để được giải thoát, được an-nhiên tự-tại, hạnh phúc ngay trên đời này và ở muôn đời các kiếp tương lai.
Hôm nay khi có thời gian thư giãn, nhớ đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, tôi xin có vài lời tâm sự với các bạn đôi điều như vậy.
Thân chúc các bạn thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh tăng tấn và cùng tôi lại hát:
Hà Lan, ngày 29 tháng 9 năm 2012
Quảng Tịnh