Gác chuông chùa Keo là một công trình kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, dược đánh giá là một công trình gác chuông to đẹp vào hàng bậc nhất các gác chuông của ngôi chùa cổ Việt Nam. Với kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, chạm khắc trang trí mỹ thuật có vẻ đẹp lộng lẫy.
Gác chuông làm theo kiểu chồng diêm cổ các, có 3 tầng 12 mái; kiến trúc mặt bằng theo hình vuông (tương đối) có chiều cạnh 8,53m x 8,92m (diện tích 72m²), có độ cao từ nên tới bờ nóc là 11,5m.
Mặt nền tầng một:
Bước lên mặt nền tầng một có hai bậc, độ cao mặt nền tầng một cao so với mặt sân là 0,56 m. Mặt nền tầng một được lát gạch, ba mặt xung quanh có dậu bằng gỗ, dậu có chiều cao 1,25m, hai bên dựng bạo lập trụ đấu con song kiểu lục bình. Ba mặt dậu để ba cửa lên xuống, mỗi cửa có chiều rộng 1,3m (có 2 bậc bước lên cửa); hàng con tiện và cửa tôn thêm vẻ đẹp của gác chuông đồng thời điều tiết được lượng người lên thảm quan gác tầng 2, tâng 3, tầng thượng-
Phía sau gác chuông (ở tầng này làm hệ thống ván bưng liệt vị bằng gỗ).
Mặt sàn tầng hai:
Mặt sàn tầng hai được thu nhỏ so với mặt sàn tầng một theo hàng cột quân. Mỗi chiều cạnh 5,68m x 5,90m (diện tích: 33,5m²). Mặt sàn được lát bằng gỗ. Độ cao của mặt sàn tầng hai cách mặt sàn tầng một là 3,92m (4m).
Mặt sàn tầng ba:
Diện tích mặt sàn tầng ba được thu nhỏ so với mặt sàn tầng hai theo hàng cột quân, mỗi chiều cạnh 3,58m x 3,78m (diện tích là 13,5m², mặt sàn được lát bằng gỗ. Độ cao của mặt sàn tầng ba so với độ cao của mặt sàn tầng hai là 2,54m.
Mặt sàn tầng thượng:
Mặt sàn tầng thượng được thu nhỏ tiếp có mỗi chiều cạnh 3,45m x 3,58m (có diện tích 12,3m², mặt sàn được lát bằng gỗ.
Độ cao của tầng thượng đến chống nóc mái là 1,48m.
Như vậy nếu tính 3 tầng gác được lát gỗ và một mặt sàn tầng một thì Gác chuông chùa Keo có thể được tính là 4 gian.
Hệ thống ván sàn của gác chuông cũng mang những ý nghĩa riêng về truyền thống đáng lưu ý. Sàn ván tầng hai được bào trơn ghép phẳng như hình chiếc phản von được phổ biến ở nông thôn nước ta. Hệ thống ván sàn tầng ba và tầng thượng cũng được lát bằng gỗ, lối đi lên sàn tầng hai, tầng ba và tầng thượng bằng hệ thống cấu thang, tay vịn làm bằng gỗ, là những bộ phận nằm trong phong cách kiến trúc nhà sàn của người Việt cổ mà nay chúng ta còn thấy phổ biến ở nhà của đồng bào miền núi.
Bộ khung kiến trúc Gác chuông:
Gác chuông làm kiểu chồng diêm cổ các có bộ khung kiến trúc gồm 4 cột cái và 12 cột quân.
Khung gánh lực chính của gác chuông là 4 cột cái lớn, cột cái được làm theo dáng búp đòng (thu nhỏ khi càng lên cao). Cột cái có chu vi 2,1m, đường kính 65cm. Cột cái có chiều cao tổng thể là 8,7m (cột cái tầng gác một và tầng gác hai là cây gỗ liền có chiều cao 6,04m, cột cái tầng thượng được chồng lên đầu cột cái tầng gác một, tầng gác hai có độ cao 2,65m).
Các cột cái được liên kết với nhau bằng hệ xà ngang. Các cột cái được đặt trên tảng đá chân cột, bệ tảng đá chạm cánh sen làm kiểu thắt cổ bồng có chiều cao 0,45m, phần thất có bồng có chu vi 2,75m, đường kính 86cm, canh vuông chân tảng 89cm.
Các cột quân tầng một, mỗi mặt dựng một cột góc, hai cột hiên (tổng số có 12 cột quân) liên kết với nhau bằng xà ngang, xà nách, kẻ góc, cùng với cột cái tạo thành khung gánh tải trọng của toàn bộ gác chuông.
Cột quân tầng một có chiều cao 2,5m, chu vi 1,43m, đường kính 46cm, cột được đặt trên chân tảng bằng đá có chiều cao 10cm, chiều cạnh 67 x 67 cm.
Các cột quân của tầng hai, tầng ba được thu gọn nhỏ lại theo mặt bằng của từng tầng; chân cột không thông với thêm của tầng một, mà đặt trên các đầu nhô ra của xà ngang (câu đầu của cột cái), các giàn đầu ăn mộng với các dầm của từng tầng. Kích thước chiều cao, chu vi của các cột quân được thu nhỏ theo tính năng chịu lực và hài hòa trong thẩm mỹ.
Các mái và đao mái:
Ở mỗi tầng của gác chuông đều được làm 4 mái. Các mái có đầu đao cong lên. Ngoại trừ tầng dưới cùng người ta dựng một chiếc kẻ, một đầu của nó än sâu vào cột cái. Còn đầu kia chạy qua đầu cột hiên đưa ra đỡ mái và ở hai hàng mái trên người ta sử dụng một hệ thống chống đấu, chạy suốt theo chiều dài của mái ngoài. Hệ thống “rui" có chức năng hữu ích chạy sát rìa mái hai tầng mái trên, còn thấy "rui bay" nửa đặt ở trên đầu các hàng đấu, chồng nhau nhô hẳn ra phía ngoài và càng xa tầng mái tạo thành yếu tố trang trí cho Gác chuông. Hệ thống "chồng đấu tiếp rui" chúng ta chưa gặp trong kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống.
"Mái tầng thượng dốc, chiều dài phía trên của mái ngắn hơn chiều xuôi, trông như dáng nhà rông. Bờ nóc soi hai hàng chỉ thẳng bắt góc chỉ soi bờ cánh. Hồi nóc xây khối kỉ hà đắp nổi văn triện. Góc chuyển bờ cánh nối bờ mềm không đắp nghê đặt đấu mà giáp chỉ xoi; chuyển từ độ dốc rồi cong dẩn vút lên cuộn lại thành song loan mây cuốn.
Đao tầng hai, tầng ba cũng phong cách ấy, nhưng khoė hơn, dày dặn hơn, xuống với độ xoè dần các mái.
Ba tầng mười hai đao loan cuốn bay khiến cho cả ba phần trông nhẹ nhàng thanh thoát,
Cách cấu trúc các tầng cũng nhẹ nhàng và đẹp. Dưới hệ thống tầu mái, mỗi tấng xếp 84 cánh rui bay, dàn thành ba tầng, 28 cụm lớn, liên kết bằng những thanh xà mảnh như dàn cánh tay đỡ mái. Hệ thống dàn rui bay đặt trên dàn đấu cục đối trọng qua ba hàng đòn tay thẳng gối tựa xà nách.
Cổ các tầng thượng (ba) chia 12 ô, diêm dưới lắp một đài sen cánh vuông. Các khoang dựng bạo. Diềm trên dựng một hàng cánh sen nhỏ. Ván gió trổ thủng hoa chùm thành các ô trám. Ô lớn đặt giữa, ô nhỏ đặt đối xứng nhau lui về bốn góc. Diềm hoa, cánh hoa đan quyện với nhau tạo nên vẻ đẹp kín đáo.
Cổ các tầng hai trang trí công phu hơn. Một mặt chia thành ba khoang, bạo ngang hai lớp uốn thành cửa võng, ván dưới là những cánh sen cách điệu giữa văng lan can chạy con song tiện trong lấp cán cưa.
Chạm khắc trên khung kiến trúc:
Gác chuông được trạm trổ ít, cánh cửa hai bên tầng nóc soi một gương tròn. Trong tâm nở một bông hoa, nhuy như chiếc nậm, cánh như lá cuộn mây vờn. Hệ thống giường tầng hai chạm tám con giống bằng hoa văn cách điệu. Vān cuốn cong thành cặp lông mày. Văn cuốn tròn thành mắt. Văn gợn li ti thành môi trên mép dưới. Do đó, trông đấu trên có dáng hơi bần. Đấu dưới là hoa sen úp ngược. Hoa như bàn chân, cánh thành móng vuốt. Trụ đấu thành cố con giống, nét gấp đuôi giường thành chân quỳ duyên dáng. Hoa lá chắp thành muôn thú là những nét chạm của trí tuệ, tài hoa và tinh tế.
Tóm lại “thành công lớn nhất của mỹ thuật kiến trúc gác chuông chùa Keo là tỷ lệ giữa các tầng kiến trúc rất cân đối, tỷ lệ hợp lý giữa các bờ nóc, bờ thẳng, bờ mềm, độ vươn của bờ nóc gác đao được hài hoà., trong tổng thể kiến trác. Tính đuợc độ thu, thánh giữa các tầng; cự ly giãn cách giữa các cột chuẩn xác, khoẻ về lực, đẹp về dáng; độ thu, trả vừa phải của các tầng hiên tầng mái; và đưa thêm dàn đấu củng, dui bay, tập hợp các thanh mảnh thành cụm, thành dàn, thành lớp, thực chất đã phản ánh trình độ khoa học khá cao về vật lý của người kiến trúc sư và những người thợ thủ công điêu luyện tay nghề của chúng ta"!.
Trong gác chuông ở tầng một có treo một khánh đá có chiều dài 1,2m: cao 0,6m, dày 10cm. Khi gõ vào khánh có rất nhiều cung độ âm thanh trầm bổng khác nhau.
Tai gác tầng hai có treo một chuông đồng lớn, có độ cao 1,8m, đường kính miệng 1m; đường kính thân 0,85m.Có niên đại đúc chuông vào năm Mậu Dần Chính Hòa thứ mười chín (1698).
Tại gác tầng ba: Treo chuông có độ cao 1,22m, đường kính miệng 0,7 m; đường kính thân 0,58m.Có niên đại năm Bính Thìn Cảnh Thịnh thứ tư (1796).
Tầng gác tầng thượng: Có treo 1 quả chuông có độ cao 0,9m; đường kính miệng 0,47m; đường kính thân 0,4m. Có niên đại năm Bính Thìn, Cảnh Thịnh thứ tư (1796).