Đức Phật là người bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Nếu tham và sân là nguyên nhân tạo chiến tranh, thì muốn có nền hòa bình phải triệt tiêu tham sân ấy. Nhưng tham lam và sân hận lại chưa phải là cái gốc sâu thẳm của chiến tranh, nguồn gốc của chiến tranh chính là sự si mê, không thấy và phân biệt được giữa thiện và ác.

Suốt 45 năm giáo hóa độ sanh của đức Phật, những lời giảng dạy của Ngài về sau được kết tập thành ba tạng kinh điển. Kinh điển tuy nhiều nhưng nội dung chính của nó cũng không ngoài ý nghĩa thuyết minh diễn giải tư tưởng đề cao vai trò trí tuệ và lòng từ bi của đức Phật. Có thể nói, trong sự nghiệp giáo hóa chúng sinh, trí tuệ như ánh đuốc soi đường, còn từ bi như hành động cứu người trong đêm tối. Sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và từ bi mà Ngài đã thành công trong sự nghiệp độ sanh, đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong đạo Phật. Tư tưởng đó là sự kết tinh của quá trình tu tập của chính Ngài, rút ra từ kinh nghiệm cuộc sống bằng trái tim và khối óc của chính Ngài. Như Ngài trình bày trong ‘Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm’ (Bhayabherava Sutta) như sau :

” một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: “Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”.

Trong cuộc chiến phải có kẻ thắng và người bại, kẻ thắng trận thường sanh lòng kiêu căng ngã mạn, tiếp tục gây thêm thù oán; người bại trận thì ôm lòng khổ đau, và luôn tìm cách báo thù. Đây chính là lý do tại sao đức Phật nói : ‘Hận thù không thể diệt được hận thù’.

Nội dung và ý nghĩa của đoạn kinh vừa dẫn, có hai điểm mà chúng ta cần chú ý: Thứ nhất, Thế Tôn tự nhận mình là một loài hữu tình như bao nhiêu loài hữu tình khác, có nghĩa là Ngài cũng cần phải ăn, uống, hít thở, ngủ nghỉ… theo qui luật tự nhiên như mọi người. Sự khác biệt giữa Ngài và chúng sinh chỉ là sự khác biệt về mặt nhận thức. Chúng sinh lấy tham sân si làm cơ sở cho nhận thức và giải quyết công việc, cho nên khổ đau xuất hiện, ngược lại Thế Tôn sử dụng tâm vô tham, vô sân và vô si để nhận thức và giải quyết vấn đề liên quan đến cuộc sống, cho nên khổ đau không xuất hiện ở Ngài, đây là trí tuệ của Ngài. Thứ hai, sự xuất hiện của Ngài ở cuộc đời này chỉ vì mục đích giáo hóa chúng sanh, tức bằng mọi phương tiện đem trí tuệ, kinh nghiệm hiểu biết đó truyền trao chỉ dạy, để chúng sinh được an lạc và hạnh phúc, đây là lòng từ bi của Ngài. Như vậy, bi và trí luôn kết hợp với nhau, là tư tưởng cốt lõi của đạo Phật, đặc biệt về sau từ bi và trí tuệ này phát triển thành tư tưởng ‘Bồ tát hạnh’ trong Phật giáo Đại thừa, xem việc ‘Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh’, như là mục đích tu học của người xuất gia trong Đại thừa Phật giáo.

Lòng từ bi của đức Phật được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, từ câu chuyện triết lý nói cho đối tượng là giới tri thức, cho đến những lời khuyên bình thường đối với người dân, trong ấy đều mang theo dấu ấn của lòng từ bi và trí tuệ của Ngài. Quan điểm xây dựng nền hòa bình chống chiến tranh, đặc biệt Ngài rất quan tâm, Ngài không đồng tình cổ vũ bất cứ cuộc chiến tranh nào, cho dù được mệnh danh là chính nghĩa. Ngài cấm đệ tử của mình không vì bất cứ lý do gì giết hại mạng sống chúng sanh, không lẽ nào Ngài lại đồng tình với cuộc chiến; Ngài xem tham sân si là chướng ngại cho giác ngộ giải thoát thì lẽ nào chúng ta lại khuếch trương lòng hận thù. Cho dù là chính nghĩa hay phi nghĩa, hậu quả của cuộc chiến vẫn thật khốc liệt, không chỉ giới hạn là sự công khai tàn sát, mà còn để lại đói nghèo và thù hận. Hậu quả của chiến tranh Việt Nam là một bài học quí giá cho chúng ta hiểu rõ về hậu quả của chiến tranh. Đây chính là ý nghĩa bài kệ trong “Kinh Tương Ưng Bộ” (Saµyuktāgama) tập 1, được đức Phật đã bày tỏ quan điểm của mình về kết quả của cuộc chiến tranh:

Thắng trận sanh thù oán,

Bại trận nếm khổ đau,

Ai bỏ thắng, bỏ bại,

Tịch tịnh, hưởng an lạc.

Để minh chứng cho tư tưởng chống chiến tranh của đức Phật, câu chuyện vua A Xà Thế sai đại thần Vũ Xá đến thỉnh ý đức Thế Tôn về việc nên hay không nên đánh chiếm nước Bạt Kỳ (Vajj´) được ghi lại trong “Kinh Trung A hàm” “Kinh Vũ Thế”

Đức Phật nói bài kệ này trong bối cảnh, vua A Xà Thế (Ajātasattu) nước Ma Kiệt Đà (Māgadha) khởi lòng tham, muốn mở mang bờ cõi, đem quân đánh chiếm thành K?si thuộc nước Kiều Tát La (Kosala) dưới quyền cai trị vua Ba Tư Nặc (Pasenadi). Trước sự kiện này, nhà vua quyết định đem quân nghinh chiến, kết quả cuộc chiến A Xà Thế bại trận, binh tướng bị giết, quân dụng bị tịch thu, chỉ tha chết cho vua A Xà Thế. Cũng từ đó vua A Xà Thế ôm hận luôn tìm cách báo thù. Do vậy mà đức Phật nói lên bài kệ này.

Trong cuộc chiến phải có kẻ thắng và người bại, kẻ thắng trận thường sanh lòng kiêu căng ngã mạn, tiếp tục gây thêm thù oán; người bại trận thì ôm lòng khổ đau, và luôn tìm cách báo thù. Đây chính là lý do tại sao đức Phật nói : ‘Hận thù không thể diệt được hận thù’. Từ thực tế cuộc sống cho thấy, chiến tranh thật tàn khốc, không những chỉ là sự tàn sát lẫn nhau, còn là nguyên nhân sâu xa gây ra nghèo đói, làm băng hoại truyền thống văn hóa đạo đức, càng đau xót hơn, hậu quả của chiến tranh là lòng thù hận, nó được truyền nối nhau từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Một điển hình cụ thể là đất nước Iraq, cuộc chiến đã kết thúc bao năm rồi, nhưng ngày ngày sự an ninh ở đây vẫn ở mức báo động đỏ, mạng sống con người thật quá tầm thường vì nạn khủng bố tràn lan khắp nơi. Sự phân hóa giữa các sắc tộc, tôn giáo tạo thành oán thù, thanh toán nhau bằng hình thức ôm bom tự sát, kết quả trẻ em và dân lành là người hy sinh nhiều nhất. Ai là người gánh chịu trách nhiệm này? câu trả lời chính xác là tòa án của lương tâm. Trong lịch sử chiến tranh, tình trạng đất nước Iraq không phải là sự kiện duy nhất, mà bất cứ ở cuộc chiến nào và bất cứ ở đâu đều có chung một đáp số, chỉ khác nhau là trầm trọng hay không trầm trọng, lâu hay mau mà thôi. Đây chính là nội dung và ý nghĩa của bài kệ này, nó cũng là lý do tại sao đức Phật luôn chống chiến tranh, đề cao giải pháp hòa bình.

Để minh chứng cho tư tưởng chống chiến tranh của đức Phật, câu chuyện vua A Xà Thế sai đại thần Vũ Xá đến thỉnh ý đức Thế Tôn về việc nên hay không nên đánh chiếm nước Bạt Kỳ (Vajj´) được ghi lại trong “Kinh Trung A hàm” ‘Kinh Vũ Thế’. Câu chuyện kể rằng : Một hôm vua A Xà Thế (Ajātasattu) nước Ma Kiệt Đà lại muốn đem quân đánh nước Bạt-kỳ (Vajjī), nhưng không biết kết quả thắng bại như thế nào, cho nên nhà vua đã sai đại thần Vũ Xá đến xin ý kiến của Thế Tôn về việc này. Thế Tôn nhân cơ hội này đã ngăn chặn nhà vua không nên kết thêm thù hận với nước Bạt Kỳ, bằng cách phân tích tình hình chính trị của nước Bạt kỳ qua Bảy pháp diệt tránh, để lý giải lý do tại sao không nên đánh nước ấy. Nhờ vậy, nước Bạt Kỳ tránh được tai nạn chiến tranh ít nhất ở vào giai đoạn này. Có thể nói, đó chỉ là cách giải thích khéo léo của Ngài, nhằm mục đích tránh chiến tranh giết hại dân lành và gây thêm thù oán giữa hai nước. Thật ra, không phải vì dân chúng Bạt Kỳ thực hành Bảy diệt tránh, mà đức Phật khuyên không nên đánh, cho dù dân chúng Bạt Kỳ không thực hiện điều nào trong bảy pháp này, đức Phật cũng khuyên không nên đánh, vì Ngài biết và thấy rõ hậu quả của chiến tranh là khốc liệt, gây khổ đau cho số đông. Có thể nói đây là quan điểm và cách xử lý của Ngài về vấn đề chiến tranh.

Ca ngợi cuộc sống hòa bình và chống chiến tranh là phù hợp với quan điểm chung của thế giới ngày nay, và nó trở thành nhiệm vụ của Tổ chức Liên Hiệp Quốc, ngăn chặn những cuộc chiến phi nghĩa, cổ vũ nền hòa bình. Thế thì vấn đề được đặt ra là, theo quan điểm đức Phật, biện pháp nào ngăn chặn chiến tranh? Để trả lời cho câu hỏi này một cách hợp lý, trước tiên chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh. Liên quan đến vấn đề này trong “Kinh Trung Bộ” ‘Kinh Khổ Uẩn’ đức Phật giải thích như sau:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ; mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ; cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha; anh em tranh đoạt với anh em; anh tranh đoạt với chị; chị tranh đoạt với anh; bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi chúng dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, chúng tấn công nhau bằng tay, chúng tấn công nhau bằng gạch đá, chúng tấn công nhau bằng gậy gộc, chúng tấn công nhau bằng đao kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong.”

Qua nội dung và ý nghĩa đoạn kinh vừa dẫn, theo đức Phật nguyên nhân của mọi sự tranh chấp là lòng tham vọng. Tham được biểu hiện dưới nhiều hình thức: Tham danh, tham sắc, tham tiền bạc, tham quyền lực… đều được gọi là tham. Chính lòng tham làm nhân duyên thúc đẩy thành sự tranh chấp, nếu là sự tranh chấp nhỏ thì đó là sự tranh chấp giữa anh em, vợ chồng, cha con, xóm làng ; nếu lớn thành sự tranh chấp giữa vua với vua, giữa quốc gia với quốc gia, giữa khối quốc gia này với khối quốc gia khác. Sự tranh chấp đó không giải quyết được bằng đạo lý thì dẫn đến vũ lực, đem quân đánh nhau, muốn giành phần thắng về mình, cho nên cuộc chiến tranh đã hạt nhân xuất hiện, nó thật sự đe dọa mạng sống con người trên quả đất. Nói cho cùng, nguyên nhân của chiến tranh là lòng tham lam.

Đây là quan điểm của đức Phật khi Ngài đề cập đến nguồn gốc của chiến tranh. Quan điểm này có giá trị thực tế hay không, nó không tùy thuộc vào niềm tin hay sự suy luận suôn của con người, nó phải được kiểm tra từ thực tế cuộc sống. Có nghĩa là chúng ta cần phải khách quan, loại khỏi những yếu tố chính trị, khẩu hiệu trang bị bề ngoài, để truy tìm nguồn gốc sâu xa của chiến tranh là gì, thì lúc ấy mới thấy được giá trị từ lời dạy của đức Phật. Khi nào con người còn không tôn trọng sự thật, không dám nhìn nhận sự sai lầm của mình, thì khi ấy lời dạy của Ngài cũng chỉ có giá trị là bản kinh được cầu nguyện trong chốn thiền môn, không phải là đạo lý để sống, để giải quyết vấn đề của con người và xã hội.

Đức Phật xác định tham sân và si là ác pháp vì chúng là cái gốc sinh ra sự: phẫn nộ, giả dối, tật đố, keo kiệt, man trá, phản bội, ngoan cố, ngã mạn, phóng dật, cố chấp, bảo thủ… là những yếu tố tạo thành các nghiệp ác, gây hận thù và chiến tranh.

Từ thực tế cuộc sống cho thấy, có cuộc tranh chấp cãi vã nào lại không bắt nguồn từ sự phân chia không đồng về quyền lợi hay danh vọng. Cũng thế, chiến tranh cũng không ngoài nguyên nhân này, có một điều khác biệt là nguyên nhân của cuộc chiến bao giờ cũng được trang bị bằng những khẩu hiệu hoa mỹ, nhân danh công lý, đạo đức để xúi giục dân lành tàn sát lẫn nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi cho ‘Tự ngã’. Trớ trêu thay hậu quả nghèo đói, chết chóc của chiến tranh thường xảy đến cho người dân, mà không một mảy may cho người cầm đầu cuộc chiến.

Nếu lòng tham và sân là nguyên nhân tạo chiến tranh, thì muốn có nền hòa bình phải triệt tiêu lòng tham sân ấy. Nhưng nói cho cùng tận, lòng tham lam và sự sân hận lại chưa phải là cái gốc sâu thẳm của chiến tranh, nguồn gốc của chiến tranh chính là sự si mê, không thấy và phân biệt được giữa thiện và ác, giữa lợi và hại, cho nên nó biểu hiện ra bên ngoài bằng hai hình thức là tham (dục) và sân. Tham là cái không thuộc của mình mà bằng mọi cách muốn chiếm đoạt, sân là điều mình không thích không bằng lòng, không muốn gặp mà phải gặp cho nên sân hận xuất hiện. Như vậy, tham và sân là cái bóng của tâm ngu si. Nói cách khác do ngu si mà hình thành hai tướng trạng tham và sân; do tham hay sân thúc giục, cho nên thân và miệng đi tạo các nghiệp ác. Đây chính là ý nghĩa được đức Phật ‘Thừa Tự Pháp’ trong “Kinh Trung Bộ” như sau :

Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. … Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Nội dung đoạn kinh này đức Phật xác định tham sân và si là ác pháp vì chúng là cái gốc sinh ra sự: phẫn nộ, giả dối, tật đố, keo kiệt, man trá, phản bội, ngoan cố, ngã mạn, phóng dật, cố chấp, bảo thủ… là những yếu tố tạo thành các nghiệp ác, gây hận thù và chiến tranh. Muốn chấm dứt các tính xấu xa này cần phải đoạn trừ 3 căn bản phiền não là tham sân và si, bằng cách thực thi lối sống lành mạnh, tức là con đường Bát chánh đạo bao gồm: 1. Chánh Kiến (P. sammā ditthati), 2. Chánh tư duy (P. sammā sankappa), 3. Chánh ngữ (P. sammā vaca), 4. Chánh nghiệp (P. sammā kammanta), 5. Chánh mạng (P. sammā ajiva), 6. Chánh tinh tấn (P. sammā vayama), 7. Chánh niệm (P. sammā sati), 8. Chánh định (P. sammā sammādhiti). Có nghĩa là người yêu chuộng nền hòa bình là người trước tiên phải có quan điểm sống chân chánh, không tà vạy, nhờ có quan điểm chân chính nên dẫn đến cách suy nghĩ chân chính, khi suy tư đã chân chính thì nói năng hay hành động cũng chân chính, nỗ lực làm việc gì cũng chân chính, phù hợp đạo lý. Người ấy là người có trí tuệ, không còn lòng tham lam sân hận và si mê. Người đã loại trừ 3 căn bản phiền não này rồi thì làm gì có lòng tham và sân để tạo thành chiến tranh. Có thể nói đây là nguyên tắc cơ bản để xây dựng một nền hòa bình cho nhân loại. Cũng từ những nguyên tắc cơ bản này, chúng ta có thể triển khai nó thành biện pháp cụ thể để ngăn chặn những nguyên nhân gây ra chiến tranh.

Thích Hạnh Bình
Theo Phatgiao.org.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn